Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Để có sức khỏe tốt trong thời tiết giao mùa

Đây là thời thời tiết khi giao mùa có rất nhiều thay đổi, những cơn mưa bất chợt kèm gió se lạnh nếu không cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm bênh do suy giảm hệ miễn dịch, như sổ mũi, cảm cúm, dị ứng … Vì thế, nên thận trọng với thời tiết khi giao mùa nhất là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, trẻ nhỏ, người có cơ địa yếu. cay_64be0.jpg


Để tăng cường cho hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của một số loại virus gây nên một số bệnh chúng ta nên:
Hãy chọn cho mình một vài loại rau và hoa quả được coi là tốt nhất cho sức khỏe trong mùa này như:
_ Ngô chứa magiê, kali và phốt pho giúp bạn tăng cường hệ tiêu hóa.
_Bí ngô rất giàu beta carotene, chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A khi được hấp thụ vào cơ thể. Ngoài ra trong bí ngô còn chứa canxi, sắt, folate và vitamin C tốt cho sức khỏe, nhất là sức khỏe bà bầu,
_Táo và Lê:là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như kali, canxi, vitamin C và chất xơ, có tác dụng tiêu diệt vi rút truyền nhiễm, giảm nguy cơ bị cảm lạnh, nhất là khi thời tiết giao mùa sang đông.

Thêm gia vị vào món ăn nào

Những loại gia vị như tỏi, hành, gừng, quế,… không chỉ khiến cho món ăn trở nên dậy mùi thơm ngon mà xét dưới góc độ khoa học thì chúng còn có vô vàn lợi ích với sức khỏe.
Những công dụng rõ rệt dễ nhận thấy như là có khả năng làm ấm cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh khi giao mùa, giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn để làm việc, tránh được căng thẳng và stress.
Đối với trẻ em, đây là thời gian bắt đầu một năm học mới nên các bậc phụ huynh hãy cho con em mình hoạt động thể chất nhiều hơn không chỉ tăng cường hệ miễn dịch tránh được nhiều nguy cơ lây bệnh ở trường mà còn thuyên giảm được tình trạng của bệnh hen suyễn và dị ứng..
Ngoài ra  cần cung cấp đủ nước cho bé và vệ sinh mũi, họng, miệng hàng ngày.
Sự quan tâm của mẹ trong mỗi bữa ăn, giấc ngủ sẽ giúp bé luôn có sức đề kháng và thích nghi tốt với tiết trời giao mùa “khó tính”.

KINH NGHIỆM " ĐỘC" CHO BÉ ĂN DẶM


Bài viết là những chia sẻ kinh nghiệm thực tế cho con ăn dặm kiểu Nhật của mẹ Aichan.

Từ lâu, người Nhật nuôi con ăn dặm theo một phương pháp khoa học khá đơn giản mà lại hiệu quả. Vì được tập ăn từng bước bài bản nên bé có thể ăn được nhiều loại thức ăn từ cá, gà, bò, heo, trứng, tôm cho đến các loại rau, củ, quả. Bé được tập ăn cháo trắng với thức ăn riêng nên biết phân biệt mùi vị của từng loại thực phẩm. Từ đó bé biết mình thích món nào và không thích món nào một cách rõ ràng.

Phương pháp cho con ăn dặm của các bà mẹ đến từ xứ sở hoa Anh Đào có nhiều điểm thú vị và được nhiều mẹ Việt ưa chuộng. Và khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ Việt sẽ có rất nhiều những thắc mắc chưa biết hỏi ai.


Be-an-dam.jpg

Dưới đây là những chia sẻ kinh nghiệm thực tế cho con ăn dặm kiểu Nhật của mẹ Aichan rất bổ ích, chị em nên tham khảo:


Xác định độ đặc - loãng của cháo

Vấn đề xác định độ đặc loãng làm hầu hết các mẹ lúng túng. Câu trả lời chung là việc điều chỉnh như thế nào là do các mẹ và do bé hợp tác tới đâu. Xuất phát điểm có thể nhận biết bằng cách sau. Ví dụ như cháo, xúc 1 thìa cháo cho nhỏ giọt xuống bát.

Khi mới bắt đầu cho bé ăn thì thìa cháo nhỏ giọt nhanh (cỡ 1s/ 2,3 giọt chẳng hạn), sau đó vài bữa tăng dần (1s/ 1 giọt)… và tiếp tục tăng dần lên. Tới giai đoạn 7 - 8 tháng thì thìa cháo chắc phải 5s mới nhỏ 1 giọt, vì lúc này đã ăn cháo đặc hơn. Giai đoạn 9 - 11 tháng thì cháo không nhỏ xuống được nữa đâu nhé.

Tương tự đối với các thực phẩm khác. Tăng độ đặc loãng bằng cách làm sánh (sử dụng bột năng, bột sắn…). Việc làm sánh rất quan trọng, giúp bé nuốt tốt hơn, ngay cả khi bé ăn thô giỏi rồi, tới giai đoạn 9 - 11 tháng tùy theo loại thực phẩm khác nhau, đôi khi vẫn cần thiết làm sánh.


Kinh nghiệm "xương máu" cho bé ăn dặm giai đoạn 5 - 6 tháng


Cách nghiền thịt cá và rau cho trẻ 5 - 6 tháng, mức độ thô, độ đặc

Thịt, cá, và rau thường khó làm mịn hơn cháo, vì kiểu gì cũng thấy lợn cợn, nhất là thịt. Chắc có lẽ thế mà bước đầu mới tập ăn, khoảng 2 tuần đầu, chưa cần cho bé ăn đạm.


Cách làm tổng quát cho mọi loại thịt cá là:

- Lấy loại thịt nạc, cá trắng.

- Luộc thịt, cá lên, giữ nước dùng lại.

- Đối với cá: mềm hơn nên rây qua lưới. Sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm ít bột năng (hoặc bột sắn) đã hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá. Quay vi sóng 20 - 30s. Nếu cẩn thận hơn thì đun lên, cách làm sánh tương tự.

- Đối với thịt: khó mịn hơn cá, tuy nhiên cách làm như nhau, nếu khó rây thì đầu tiên giã qua thịt đã rồi rây.

Nếu làm nhiều cất đông thì có thể xay lẫn thịt và nước luộc chung bằng máy xay. Khó có thể làm thịt cá thật nhuyễn, kiểu gì cũng cảm thấy lợn cợn, nhưng các mẹ đừng lo, đó cũng là một bước để tăng độ thô. Nếu chưa cảm thấy yên tâm, thì hãy cho tỉ lệ nước dùng nhiều hơn, cá thịt ít hơn, bé sẽ nuốt dễ hơn, tuy nhiên chỉ 1 vài bữa đầu thôi.


Cách chế biến lòng đỏ trứng cho bé 5 - 6 tháng ăn

Hãy cẩn thận với trứng, nhất là bé 5 - 6 tháng. Thế nên, sách ăn dặm Nhật có tài liệu không khuyến khích cho bé ăn trứng giai đoạn này. Nếu cho ăn, giai đoạn 5 - 6 tháng chỉ 1 thìa con/ bữa, mang tính chất ăn thăm dò.

Lưu ý: Có một số bé dễ dị ứng với trứng nên có thể nổi mẩn đỏ khắp người.

Cách chế biến: luộc trứng thật kỹ, tách lấy riêng lòng đỏ, pha loãng, mịn ra với nước rau.

Nấu mỳ Ý cho trẻ 5 - 6 tháng ăn được không? Chế biến ra sao? Nếu ăn mỳ không thì nhạt quá, bé làm sao ăn được?

Bé 5 - 6 tháng chưa ăn được mỳ Ý. Khoảng 8 tháng mới bắt đầu cho ăn, lúc đó không cần chế biến nhiều (chỉ cần băm nhỏ), lúc này có thể thay đổi món cho con bằng cách chế biến cầu kỳ hơn, ví dụ: mỳ Ý nấu nấm, mỳ Ý sốt cà chua thịt...


Giai đoạn này có nên cho trẻ ăn bánh ăn dặm được chưa?

Chọn loại bánh ăn dặm tan ngay trong miệng, khi cho ăn cần phải để ý bé, cẩn thận không bé cho nhiều vào miệng dễ nghẹn.

Lời khuyên cho các mẹ trong giai đoạn 5, 6 tháng: Tâm lý ai cũng thế, con ăn được thứ này, thứ kia là muốn làm ngay thật nhiều món ngon thay đổi cho con. Theo như mẹ Aichan nhìn kết quả áp dụng với con mình, và tham khảo theo dõi các mẹ Nhật làm, thì càng cho con ăn món đơn giản càng tốt, đúng vị của thực phẩm sẽ tốt hơn và có hiệu quả cao trong các giai đoạn tiếp theo.

Ví dụ, mẹ Aichan cứ chăm chăm làm hết món nọ món kia, trong khi các mẹ Nhật chỉ cho con ăn khoai luộc, rau luộc, cơm trắng, hoặc cá thịt luộc… Aichan bây giờ có lúc không chịu ăn rau luộc, khoai… toàn phải chế biến thành món gì đó “lừa” miệng con.

Mẹ Aichan nghĩ đơn giản thế này, sau này bé còn rất nhiều cơ hội thưởng thức đủ các loại món ngon trên đời, nên chỉ 1 thời gian ngắn, vài tháng đến 1 năm thôi, trước khi ăn cùng bố mẹ, bé hãy chịu khó ăn “khổ” 1 chút. Tóm lại là đừng có cho bé ăn ngon từ đầu, hãy cho bé biết thời điểm này rau luộc, khoai, cơm… là những vị ngon nhất rồi.


Giai đoạn 7 - 9 tháng

Ở giai đoạn 7 tháng thì trẻ ăn cháo thế nào?
- Cháo 1:7 là cháo đặc hay chỉ lổn nhổn thôi?

- Cho bé ăn giai đoạn 2 là loãng hay lổn nhổn, hay đặc mịn?

Cách nấu cháo 1:7: lý thuyết là 1 gạo 7 nước, sau đó vẫn cần rây. Ninh cháo bằng bếp dễ bị mất nước, nên các mẹ hay dùng cốc nấu cháo nấu cùng vào nồi cơm điện của cả nhà, khi cơm chín thì ủ thêm 30-40 phút nữa.

Giai đoạn 7, 8 tháng mẹ Aichan nấu 1 lon gạo, ấn nút nấu cháo của nồi cơm điện, khi được cháo thì ủ thêm khoảng 15 - 30 phút nữa. 1 - 2 tuần đầu của giai đoạn này, mẹ cháu vẫn rây, cất đông, tới khi nấu thì pha thêm nước rau (độ đặc loãng đã nói ở trên). Tới tuần thứ 3 (Aichan khoảng 7,5 tháng) thì không rây nữa, dùng chày hoặc cán thìa nghiền cháo ngay trong nồi, có hạt nguyên hạt vỡ, sau đó vẫn thêm nước rau làm loãng.

Cách làm tăng độ thô: 5, 6 tháng bé ăn cháo hạt mịn. Giai đoạn 7, 8 tháng ăn thô hơn. Lúc đầu giã hoặc nghiền cháo bằng cán thìa tất cả cháo. Rồi tiếp đến nghiền 1/2 phần cháo đó, còn lại 1/2 để nguyên hạt, rồi tăng dần thành cháo nguyên hạt…

Tuy nhiên lúc đầu để bé nuốt thô quen, thì vẫn nên làm loãng, nói dễ hiểu là lúc đầu bé ăn cháo loãng hạt vỡ 100%, rồi cháo loãng hạt vỡ 50% nguyên hạt 50%, rồi dần chuyển sang cháo loãng nguyên hạt, rồi cháo đặc nguyên hạt… (tùy theo từng bé mà các mẹ điều chỉnh)

Có phải ăn theo phương pháp ăn dặm của Nhật thì bé sẽ tăng cân chậm không?

Cái này có vẻ đúng. Khi bé ăn dặm, đừng hi vọng bé tăng 1kg/tháng như thời kỳ ti mẹ. Bé chỉ tăng cân nhiều nhất khoảng 1-3 tháng đầu, rồi mức tăng sẽ chậm lại. Vì thế, khi bắt đầu ăn dặm thì ngoài bữa dặm, vẫn cần bổ sung sữa cho bé cho đến 1 tuổi, vì ngoài 1 tuổi bé có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm, nên sẽ bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể hơn.

Ở Nhật, mẹ Aichan biết nhiều người mãi tới 7 hoặc 8 tháng mới cho con ăn dặm, vì sữa họ tốt và con tăng cân đều, nên họ không cần vội. Người Nhật quan niệm ăn dặm là dạy cho bé tập ăn, dạy cho bé thói quen ăn uống, chứ không phải ăn dặm để “vỗ béo” bé. Nếu giai đoạn đầu của quá trình ăn uống này, cha mẹ thận trọng và giáo dục tốt, sau này bé ăn uống tốt, có khi còn hãm phanh không kịp… , lúc đó có khi lại lo bé béo phì. Vậy nên các mẹ cũng nên chuẩn bị để lựa chọn “trước” hay “sau”. Con béo trước, nhưng sau này ăn uống kém, phải ép ăn. Hay là con cứ tăng cân chậm trước, sau nó thích ăn, mẹ lại nhàn???


Giai đoạn sau 15 tháng

Em bé 20 tháng chưa ăn theo phương pháp Nhật bao giờ chỉ có theo truyền thống ông bà ngày xưa, và kết quả ăn cháo quá nhiều khiến con chán ăn. Không ăn tất cả mọi thứ trừ mì tôm sống và những thức ăn khô và phải giòn. Cách giải quyết vấn đề này ra sao? Làm sao để tập cho con ăn uống tốt?

Bé đã 20 tháng rồi thì thật là khó để đào tạo. Tuy nhiên, nếu cha mẹ quyết tâm và kiên trì, thì mẹ Aichan nghĩ có thể sửa đổi phần nào. Hãy bắt đầu bằng việc làm cho bé biết thế nào là đói. Sau đó, lấy thời điểm hiện tại bé ăn thô loãng thế nào làm giai đoạn 1, rồi bắt đầu tăng dần lên.

Mẹ phải biết nghiêm khắc và chấp nhận kể cả việc con sụt cân. Không cho bé ăn gì ngoài những thứ mẹ chuẩn bị cho, theo đúng giờ ăn quy định, bé ko ăn thì dẹp đi, tới khi bé đòi thì lại lấy ra đúng món đó, cho dù bé ăn vài thìa, hãy chấp nhận như thế và điều chỉnh dần dần.

Hi vọng những chia sẻ này giúp ích cho các mẹ. Chúc các mẹ khỏe, đẹp, con ngoan!

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Những kiến cơ bản khi mang bầu


(Baby Mart)_ Thật hạnh phúc và hồi hộp khi chuẩn bị chờ đón đứa con chào đời. Tuy nhiên, đây cũng là quãng thời gian người mẹ và bào thai đều có sức đề kháng yếu vì vậy Khi mang thai, chuẩn bị làm mẹ, chị em cần trang bị cho mình những kiến cơ bản để tự chăm sóc tốt nhất cho mình cũng như thai nhi.
 
>> Do cho tre em hàng nhập khẩu
>> Giúp trẻ thông minh sớm qua đồ chơi
>> May hut sua hàng nhập khẩu

 mang thai sau say.jpg

•     Trước hết, cần tạo tâm lý hết sức thoải mái, tránh những lo âu, phiền muộn, tránh căng thẳng (stress).

•     Về dinh dưỡng, cần chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng dồi dào. Nên nhớ rằng khi mang thai thì bất kỳ món ăn, thức uống nào khi đưa vào cơ thể đều có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi.

•     Sinh hoạt tình dục trong thai ky, nói chung thường không ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng cũng cần có những tư thế và kiểu cách riêng để cả hai cùng thoải mái

•     Nên hoạt động nhẹ nhàng tránh kích động mạnh. sau đây là những điều cần tránh khi làm việc nhà: 
          _ Tránh cầm vật nặng: chẳng hạn như xách xô nước, mang túi đồ lớn vì có thể gây áp lực lên lưng của bạn.

          _ Tránh dùng các sản phẩm chứa nhiều hóa chất: Tránh lạm dụng quá nhiều. Hãy mang gang tay, đeo khẩu trang và để không gian phòng thông thoáng.

          _ Tránh tiếp xúc với phân mèo: vì phân mèo có chứa ký sinh trùng gây bệnh toxoplasmosis vì nó có thể nguy hiểm cho bào thai đang phát triển.

          _ Tránh trèo cao: Bạn không nên trèo thang hoặc leo lên ghế đẩu vì nguy cơ mất thăng bằng có thể khiến bạn bị ngã

          _ Tránh gập người liên tục: Bạn không nên gập người nhiều lần khi đang ngủ, lau dọn nhà cửa và giặt quần áo để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến lưng.

         _ Tránh đứng quá lâu: Bạn không nên lựa chọn công việc phải đứng quá lâu để giảm áp lực lên chân và tránh bị phù chân.
nguồn: 
http://www.babymartvn.com/camnangkienthuc/8/65/Default.aspx

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Làm sao để bé không sợ tới lớp

Các nhà tâm lý học trẻ em đã chỉ ra rằng kỹ năng giao tiếp kém là một trong những nguyên nhân chính khiến bé e ngại, thậm chí sợ hãi khi phải đến trường. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bé bị tác động bởi lời nói của mọi người xung quanh về việc “đi nhà trẻ”. Đối với người lớn, đó chỉ là những lời nói đùa nhưng với bé, đó là sự thật. 

>> Do choi tre em hang moi ve
>> Nguyên tắc chọn đồ chơi
>> May hut sua cho mẹ

1.jpg

Theo các nhà chuyên gia tâm lý :“Giai đoạn đi nhà trẻ (3 tuổi) là giai đoạn tiền đề cho việc hình thành nhân cách của bé. Do vậy, cha mẹ, thầy cô cần quan tâm đúng để giúp bé phát triển tốt nhất về tâm lý, trí tuệ, thể chất…”. Vì thế, trước khi cho bé đến trường, cha mẹ nên giúp bé chuẩn bị tâm lý để khắc phục tình trạng bé “sợ” trường lớp.

Trước thời gian chuẩn bị cho con đến trường:

cho bé giao tiếp, chơi đùa với những bạn nhỏ cùng tuổi; đưa bé đi chơi, đến những nơi công cộng (công viên) để bé tập làm quen với môi trường bên ngoài gia đình. Thời gian đầu đi học, nên cho bé học khoảng nửa buổi để tập làm quen (có thể có mặt cha mẹ hoặc anh chị).

Tạo hứng thú cho bé với trường lớp:

Tạo tâm thế, hứng thú cho bé đến trường bằng những câu chuyện kể, “tâm sự mẹ con”; “giới thiệu” và tiếp cận môi trường mới bằng cách đưa bé đến trường xem các bạn chơi đùa, sinh hoạt có cha mẹ cùng đi và cùng chơi. Dần dần rút ngắn thời gian có mặt cùng bé ở trường đến khi bé quen với môi trường lớp học.

Thay đổi thói quen sinh hoạt:

Phụ huynh hãy tìm hiểu trước lịch sinh hoạt ở nhà trẻ mà mình chuẩn bị gửi con để tập cho bé sinh hoạt ở nhà theo lịch sinh hoạt của nhà trẻ nhằm giúp bé thích nghi dễ dàng hơn và không bỡ ngỡ

Quan tâm tới bé nhiều hơn:


 Cha mẹ cần quan tâm, hỏi han, thể hiện tình cảm với bé mỗi chiều khi đón bé về, để bé vẫn cảm thấy được thương yêu, ngay cả những giờ bé vắng cha mẹ. Tạo sự gần gũi thân tình giữa bé và cô giáo, bạn bè. Thường xuyên liên lạc với cô giáo để biết thêm về những thay đổi của bé ở trường, kịp thời có những biện pháp can thiệp.


* * * *
Độ tuổi thích hợp để bé tới trường

3 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để đưa bé tới trường. Ở độ tuổi này, bé có nhu cầu được giao tiếp với bạn bè cùng tuổi và phát triển các mối quan hệ. Môi trường gia đình không còn đủ với trẻ, bé sẽ cảm thấy buồn chán nếu suốt ngày chỉ quanh quẩn bên bố mẹ, ông bà. Lúc này, đến trường được giao tiếp thêm với bạn bè, cô giáo với các tính cách đa dạng sẽ giúp bé học nhiều điều mới. Ngoài ra, đây còn là giai đoạn quan trọng để trẻ chuẩn bị tâm lý đi học ở bậc tiểu học. Nếu không được học mầm non, trẻ có thể thiếu kỹ năng xã hội, kỹ năng quan hệ với bạn, thầy cô hay kỹ năng học tập, đặc biệt là khả năng giao tiếp.

Máy hút sữa: Nuôi con theo kiểu “Công nghiệp”, mẹ khoẻ - con ngoan


Để chuẩn bị sinh, ngay từ những tháng cuối mẹ đã phải mua sắm rất nhiều đồ cho bé, nhưng ngoài việc mua sắm ra thì một việc cũng rất quan trọng được các mẹ quan tâm đó là chọn lựa phương pháp nuôi con như thế nào cho khoa học. Duới đây là 2 phương pháp để các mẹ có thể tham khảo và đưa ra cho mình cách nuôi con tối ưu nhất


>> May hut sua
>> do choi tre em 




Phương pháp 1: Nuôi con theo kiêu truyền thống – Mẹ cho bé bú trực tiếp

Với phương pháp này một số mẹ cảm thấy rất thuận lợi vì sữa lúc nào cũng có, lúc nào cũng vô trùng và lúc nào cũng ở nhiệt độ mà em bé ưa thích. Cảm giác cho bé bú thật gần gũi, đôi tay nhỏ xíu của bé thường đưa lên vuốt ve ngực mẹ khiến mẹ như cảm nhận được tình cảm mà bé dành cho mẹ thật đáng yêu và trìu mến.
Mẹ cho bé bú theo kiểu truyền thống

Việc cho bé bú trực tiếp sữa mẹ thì mất nhiều thời gian hơn trong những tuần lễ đầu, một phần thì khi bé bú sữa mẹ bé sẽ bú thường xuyên hơn, phần vì bé thích bú – quả thật, bú mẹ đối với bé là một nhu cầu tình cảm, có một sự thích thú hoàn toàn khác biệt với nhu cầu thức ăn. Tuy nhiên việc bé bú thường xuyên khiến cho các mẹ không có nhiều thời gian được nghỉ ngơi, nhất là vào ban đêm. Vì cho bú trực tiếp nên mẹ sẽ không biết được liệu bé bú đã đủ no hay chưa nên khi bé chưa bú đủ lượng sữa cần thiết thường rất hay khóc và quấy mẹ. Ngoài ra, sau thời gian nghỉ sinh mẹ sẽ phải tập cho bé cách bú bình để có thể đi làm và đối với một số bé thì việc thay đổi cách cho bú này phải mất một thời gian dài thì bé mới thích nghi được hoặc trong một số trường hợp bé sẽ bỏ bú vì bé chỉ quen với việc bú trực tiếp mẹ mà thôi.

Phương pháp 2: Nuôi con theo kiểu “Công nghiệp” – Mẹ vắt sữa ra bình cho bé bú.
Máy hút sữa đóng vai trò quan trọng trong phương pháp này vì khi mẹ đã xác định cho bé bú bình thì mẹ cần phải dùng máy hút sữa để lấy ra được lượng sữa nhất định cho bé bú. Và như vậy mỗi lần vắt sữa mẹ sẽ biết được bé bú bao nhiêu ml để điều chỉnh dần cho phù hợp với nhu cầu của bé. Khi bé đã bú đủ thì bé sẽ rất ngoan và mẹ có thể căn đúng giờ để cho bé bú, một cữ của bé bú khoảng 2 đến 3 giờ đồng hồ. Dần dần nếu như mẹ căn được 3 giờ mới cho bé bú một lần là lý tưởng nhất vì như vậy mẹ sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, mẹ được nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái thì sẽ đảm bảo được nguồn sữa cho bé. Máy hút sữa cũng rất tiện dụng đối với các mẹ bị tắc tuyến sữa vì máy hút sữa có thể giúp mẹ hút sữa ra một cách dễ dàng mà không sợ bị đau hay tê buốt ở vùng ngực. Đối với những mẹ có nguồn sữa dồi dào thì có thể hút sữa ra và cất trữ trong tủ lạnh, sữa được cất trữ ở nhiệt độ thích hợp có thể giữ được trong vòng 2 tháng. Còn đối với những mẹ không đủ sữa cho bé bú thì các mẹ có thể xen kẽ thêm sữa bột cho bé bú để đảm bảo được nhu cầu của bé.

Phương pháp này cũng được các bố ủng hộ rất nhiều vì ngoài việc chăm sóc 2 mẹ con ra các bố cũng có thể tham gia vào việc cho con bú vì bú bằng bình sữa thì không nhất thiết là phải mẹ cho bé bú mà bố cũng có thể cho bé bú được. Kết quả là bố và con đã xây dựng được mối quan hệ rất bền vững ngay từ đầu. Do vậy đến khi mẹ hết thời gian nghỉ chăm sóc em bé thì mẹ vẫn có thể yên tâm gửi bé cho ông bà hoặc người giúp việc để chăm sóc bé vì giờ đây bé đã quen với việc ai cho ăn cũng được. Mẹ có thể mang máy hút sữa đến nơi làm việc và hút sữa bất cứ lúc nào. Các mẹ cần lưu ý đối với phương pháp này là bình sữa cho bé bú phải được tiệt trùng một cách cẩn thận vì hệ thống đường ruột của bé lúc này còn quá non nớt.
Một câu hỏi đặt ra rằng liệu phương pháp nuôi con theo kiểu “Công nghiệp” có làm cho tình cảm của hai mẹ con giảm đi hay không? Điều này đã khiến một số mẹ e ngại để lựa chọn phương pháp này nhưng các bạn có biết không ngoài việc cho bé bú các mẹ còn rất nhiều việc phải làm cho bé yêu của mình đó là ru bé ngủ, cho bé tắm, chăm sóc bé từng li từng tí một và dậy dỗ bé ngay từ những ngày đầu tiên…Tất cả những việc mẹ làm, cách mẹ thể hiện tình cảm của mình với bé sẽ khiến bé cảm nhận được từng ngày từng ngày và tất nhiên càng ngày bé sẽ yêu và biết ơn mẹ nhiều hơn, rồi đến một lúc nào đó bé không chỉ thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ mà bé sẽ nói lên được những câu nói yêu thương nhất của mình dành cho mẹ…

nguồn: http://www.babymartvn.com/camnangkienthuc/8/55/Default.aspx

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Giúp trẻ thông minh sớm qua đồ chơi


Bằng cách cho bé sử dụng đôi bàn tay nhiều qua qua những món đồ chơi trẻ em, điều đó có thể giúp trẻ rèn luyện năng lực tư duy, kích thích sự phát triển trí thông minh cho bé ngay từ khi còn nhỏ.
Đến với Babymartvn sẽ được tư vấn, giới thiệu và lựa chọn đồ chơi trẻ em cho bé giúp phát triển trí thông minh sớm.


Theo nghiên cứu khoa học, những hoạt động của ngón tay có liên quan đến trung khu thần kinh của đại não, có tác dụng kích thích và nâng cao năng lực tư duy. Các nghiên cứu mới đây cũng chứng minh rằng mỗi cơ quan trên cơ thể đều có một “vùng điểu khiển” tương ứng trên vỏ ngoài đại não. Trong đó, trung tâm điều khiển vận động của các ngón tay và bàn tay lại chiếm một diện tích tương đối lớn trên vỏ đại não. Khi hai tay của con người thực hiện các động tác khéo léo, tinh tế có thể kích thích hoạt động của các tế bào thần kinh trên vỏ đại não, kích thích hoạt động của tư duy.


Vì thế, các động tác của tay càng phức tạp thì càng có lợi cho hoạt động tư duy của đại não. Cho nên, nếu muốn bồi dưỡng và tăng cường trí thông minh của trẻ thì nhất định phải rèn luyện kỹ năng sử dụng bàn tay, ngón tay cho bé ngay từ nhỏ bằng cách chơi với trẻ, nắm tay trẻ để kích thích và cho bé chơi đồ chơi trẻ em phù hợp. Có người đã nhận xét: “Sự phát triển của trí thông minh nơi trẻ con thể hiện trên 10 đầu ngón tay”. Cũng có người hóm hỉnh ví hai tay chính là thầy giáo của đại não.

Một ví dụ áp dụng đối với bé sơ sinh chưa đầy năm, làm thế nào để kích thích và rèn luyện hoạt động của hai tay? Vào những lúc bé thức, khi cảm thấy bé thoải mái, bạn có thể để tập cho bé cầm một số đồ chơi nhỏ, nhẹ, dễ cầm nắm và có màu sắc bắt mắt. Bạn có thể điều chỉnh tay bé cầm đồ chơi sao cho chính xác và chắc chắn. Sau một thời gian bé có thể tự mình cầm đồ chơi và chơi rất vui. Chỉ bằng những hoạt động đơn giản này, bạn đã bước đầu rèn luyện trí thông minh cho con mình ngay từ khi bé còn nhỏ rồi đấy. 
http://www.babymartvn.com/camnangkienthuc/8/48/Default.aspx

Viêm họng cấp ở trẻ em có thể phòng tránh đúng cách

Với nhiều chức năng sinh lý khác nhau như: nuốt, thở, phát âm, vị giác… họng là ngã tư đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống, cho nên là nơi rất thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh, đặc biệt là viêm họng cấp ở trẻ em. Bệnh chiếm tỷ lệ hàng đầu trong số lần khám tại các phòng khám nhi khoa tại  


>> May hut sua
>> do choi tre em 

Nguyên nhân gây bệnh thường

Viêm họng xuất hiện do vi khuẩn như: phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng hay virus gây nên như: virus cúm, sởi… Nguy hiểm hơn cả là do liên cầu trùng bê-ta tan máu nhóm A gây nên, từ viêm họng dẫn đến biến chứng thấp tim, thấp khớp, viêm thận. Một số nguyên nhân khác cũng có thể làm cho trẻ em viêm họng như: do khói thuốc lá, do bụi bẩn, do môi trường sống của bé không trong sạch, do bị dị ứng mãn tính, hay do nhiệt độ phòng ngủ của bé không thích hợp…


Phongviemhong.jpg


Về triệu chứng, viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39 – 40oC, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng có thể kèm theo các triệu chứng khác như: chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau… Với bé còn bú mẹ, viêm họng thường kèm theo bú ít hoặc bỏ bú, há miệng khi ngủ, bức rức khó chịu và quấy khóc. Với trẻ lớn hơn thường kêu đau vùng họng, chán ăn nên dễ làm cho cha mẹ nhầm tưởng rằng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng…

Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày là khỏi hẳn, nếu kéo dài hơn dễ gây nên các biến chứng, nhất là vào tuần thứ hai, thứ ba như: thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp, bệnh viêm tấy quanh amiđan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, nhiễm trùng huyết. Ở trẻ em, khi bị viêm họng cấp, ngoài những biến chứng kể trên, nguy hiểm nhất là có thể gây bệnh thấp tim, thấp khớp và viêm cầu thận ở trẻ em, do liên cầu trùng bê-ta tan máu nhóm A, từ viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp và cầu thận. Khi bị biến chứng viêm họng do liên cầu khuẩn, trẻ có các dấu hiệu sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân. Và một biến chứng phổ biến nhất là chuyển từ viêm họng cấp tính trở thành viêm họng mãn tính, đây là cơ hội để bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Về điều trị, với em bé dưới 1 tuổi khi bị sốt, có thân nhiệt trên 38oC thì nên cần nhanh chóng được thăm khám, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa nhi, tránh tự ý điều trị, vì trẻ em sốt cao rất dễ đưa đến co giật, lau mát cho trẻ bằng nước ấm, tránh ủ nhiều quần áo, thực hiện đúng theo toa thuốc của bác sĩ, sau khi uống thuốc theo toa vẫn chưa đỡ, sau 24 – 48 giờ, bệnh không thuyên giảm thì cần nhập viện để theo dõi và điều trị.


Phòng bệnh được không?

Ông cha ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì vậy, cần có giải pháp để phòng bệnh. Cần vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày như: đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng. Khi mắc bệnh răng, miệng, xoang, mũi… cần được điều trị dứt điểm tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan vào gây viêm họng. Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa. Cần cho bé uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn do tình trạng kháng thuốc. Cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi. Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen ngậm kẹo hay ăn kem. Với phòng ngủ, cần thoáng mát, nếu có điều hòa nhiệt độ cần giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, nhiệt độ lý tưởng cho trẻ là khoảng 24 – 26oC. Nếu sử dụng quạt, nên cho trẻ nằm quạt tốc độ lớn trong thời gian ngắn giúp trẻ dễ ngủ, sau đó giảm dần cường độ, quạt phải luôn được quay thay đổi hướng gió. Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội, đánh răng sau mỗi bữa ăn, tập thể dục. Tập thói quen rửa tay trước khi ãn và rửa tay sau khi đi vệ sinh. Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng tốt, dinh dưỡng cân bằng đủ dưỡng chất, uống vitamin A đầy đủ theo hướng dẫn, tắm nắng chống còi xương, suy dinh dưỡng. Luôn giữ cho trẻ ấm áp, tránh gió lùa, tránh tập trung nơi đông người, tránh nơi môi trường bị ô nhiễm, khói bụi.

Đối với phòng bệnh thấp tim, cần được dự phòng bằng kháng sinh penicillin. Theo ước tính, có khoảng 5% trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp do liên cầu. Dự phòng bằng cách tiêm bắp, với liều duy nhất penicillin benzathin, với trẻ dưới 10 tuổi dùng 600.000 UI, trên 10 tuổi 900.000 UI. Hoặc có thể dùng penicillin V bằng đường uống với liều 200.000 – 250.000 UI, uống 3 hay 4 lần trong ngày, uống 10 ngày liền. Nếu bệnh nhi có phản ứng với penicillin thì cho uống erythromycin với liều 45mg/kg thể trọng trong một ngày, uống liền trong 10 ngày. Hiện nay vắc-xin chủng ngừa liên cầu trùng bê-ta tan máu nhóm A đã thực hiện thành công, nhưng giá thành còn cao.

Nguyên tắc chọn đồ chơi cho bé


Đồ chơi dành cho trẻ có thể phát triển được tính cách, sự sáng tạo và sở thích của trẻ ngay từ lúc ấu thơ. Nhưng làm thế nào để chọn được do choi tre em an toàn và phát triển được tính cách của trẻ?

>>   May hut sua


92eab439.jpg

Điều đầu tiên mà bạn cần chú ý khi mua món đồ chơi nào cho con là sự phù hợp của đồ chơi với độ trưởng thành và đặc biệt là tính cách của bé.


Đối với những bé quá hiếu động

Nên lựa chọn những đồ chơi ở trạng thái tĩnh để sửa thói quen quá hiếu động của bé. Bạn hãy mua đồ chơi xếp hình, đất nặn,… định hướng sự chú ý của bé vào tay và não để tháo, lắp ghép hình, dần dần sẽ khắc phục được thói quen hiếu động của bé.


Đối với những bé có tính nhút nhát, ít nói

Ngược lại bạn nên chọn loại đồ chơi ở trạng thái động cho những bé có tính cách nhút nhát, trầm ngâm. Đó là các loại đồ chơi như: ô tô, máy bay, xe tăng… hoặc các loại đồ chơi cần phải chơi với bạn, dần dần bé sẽ trở nên hoạt bát và nhanh nhẹn hơn.


Đối với những bé hấp tấp, vội vàng

Hãy lựa chọn những đồ chơi mang tính chế tác để sửa tính khí nóng vội cho bé. Nên cho bé chơi một số đồ chơi tự tạo bằng giấy, gỗ, vải để bé tự tay làm các loại đồ chơi, từ từ luyện cho bé tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, không nóng vội.


Và một đồ chơi tốt, ít nhất cần đạt những tiêu chuẩn:

- Đồ chơi phải đảm bảo vệ sinh, cấu tạo chắc chắn, an toàn, dễ rửa sạch.
- Đồ chơi treo trước mặt bé (đối với bé dưới 3 tháng tuổi) phải thường xuyên thay đổi vị trí, tránh để bé nhìn quá lâu vào một điểm hoặc một hướng.
- Đồ chơi phải có tính thẩm mỹ, hình dạng sinh động, có thể tạo hứng thú say mê và phát triển trí tưởng tượng cho bé.





Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn cho bé rất nhiều đồ chơi an toàn và giúp bé phát triển tại Baby Mart - được bảo đảm về chất lượng.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Tin khuyến mãi

Baby Mart tổ chức tháng khuyến mãi, Chào đón năm học mới và ngày lễ trung thu sắp tới, giảm giá rất nhiều các mặt hàng dành cho mẹ và bé. Nhanh tay thôi các bạn. 
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng cũng như sự đồng hành của tất cả các mẹ và các bé trong suốt thời gian qua, nay Baby Mart gửi tới lời tri ân khách hàng thông qua chương trình khuyến mãi giảm giá lớn bao gồm:
do choi tre em
 Giày dép bé trai
_ Xuất xứ:  Malaysia 
_ Chất liệu:  Giả da cao cấp, Xốp cao cấp
_ Độ tuổi: Dành cho các bé từ 06 tháng - 3 tuổi.
_ Giảm giá:  10 - 20%
giày dep
Giày dép bé gái
_ Xuất xứ: Designed in Australia and Manufacture in Malaysia 
_ Chất liệu: Xốp cao cấp, giả da cao cấp
_ Độ tuổi: Dành cho các bé từ 3 - 6  tuổi.
_ Giảm giá :    10 - 20%
may hut sua



Đồ dùng cho mẹ
May hut sua điện:
_ Ngồn gốc: SP NK từ Anh Quốc.
_ Máy dễ lắp ráp, thuận tiện khi sử dụng
_ Độ tuổi: Dàn cho các mẹ sau khi sinh
_ Giảm giá 15%
do choi tre em

Đo choi tre em 
_ Bộ bút chấm đọc Touch Talk:
_ Xuất xứ: Việt Nam
_ Chức năng: Đọc và dịch câu từ đoạn văn 
_ Thu âm, chơi trờ chơi và nghe nhạc
_ Giảm từ 1,990,000 còn  1,880,000 VNĐ

Và rất nhiều nhiều quà tặng khác dành cho bé khác nữa, mọi chi tiết xin liên hệ:



Công ty TNHH SXTM & DL Đài Nam
Địa chỉ: 45 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà nội

Điện thoại: (+84) 043 6228404 - (+84) 043 6228405 

    Fax: (+84) 043 8638387

website: www.babymartvn.com/

BABY MART KHUYẾN MÃI


Baby Mart tổ chức tháng khuyến mãi, Chào đón năm học mới và ngày lễ trung thu sắp tới, giảm giá rất nhiều các mặt hàng dành cho mẹ và bé. Nhanh tay thôi các bạn. 
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng cũng như sự đồng hành của tất cả các mẹ và các bé trong suốt thời gian qua, nay Baby Mart gửi tới lời tri ân khách hàng thông qua chương trình khuyến mãi giảm giá lớn bao gồm:
do choi tre em
 Giày dép bé trai
_ Xuất xứ:  Malaysia
_ Chất liệu:  Giả da cao cấp, Xốp cao cấp
_ Độ tuổi: Dành cho các bé từ 06 tháng - 3 tuổi.
_ Giảm giá:  10 - 20%
giày dep
Giày dép bé gái
_ Xuất xứ: Designed in Australia and Manufacture in Malaysia
_ Chất liệu: Xốp cao cấp, giả da cao cấp
_ Độ tuổi: Dành cho các bé từ 3 - 6  tuổi.
_ Giảm giá :    10 - 20%
may hut sua



Đồ dùng cho mẹ
Máy hút sữa điện:
_ Ngồn gốc: SP NK từ Anh Quốc.
_ Máy dễ lắp ráp, thuận tiện khi sử dụng
_ Độ tuổi: Dàn cho các mẹ sau khi sinh
_ Giảm giá 15%
do choi tre em

Đồ chơi trẻ em 
_ Bộ bút chấm đọc Touch Talk:
_ Xuất xứ: Việt Nam
_ Chức năng: Đọc và dịch câu từ đoạn văn
_ Thu âm, chơi trờ chơi và nghe nhạc
_ Giảm từ 1,990,000 còn  1,880,000 VNĐ
Và rất nhiều nhiều quà tặng khác dành cho bé khác nữa, mọi chi tiết xin liên hệ:



Công ty TNHH SXTM & DL Đài Nam
Địa chỉ: 45 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà nội

Điện thoại: (+84) 043 6228404 - (+84) 043 6228405 

    Fax: (+84) 043 8638387

website: www.babymartvn.com/

Sơ cứu khi bé bị hóc


Bỗng nhiên bé có biểu hiện khó nuốt, kêu khóc không muốn ăn, nôn ọe liên tục, nước dãi chảy nhiều và dùng tay móc họng thì rất có thể trẻ đã bị hóc. 

>> Máy hút sữa
>> Đồ chơi trẻ em

khóc nhè.jpg

Trẻ em vốn hiếu động nên thường tò mò và thích khám phá thế giới, bé luôn muốn... “sờ” và “nếm thử” bất cứ món gì vô tình hay cố ý “vớ” được. Vì thế, rất nhiều trường hợp các bé hít, nuốt phải dị vật và nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
khóc nhè

    1. Cách nhận biết khi trẻ bị hóc

_ Trẻ đang ăn đột nhiên không chịu nuốt nữa

_ Nước dãi, nhớt chảy nhiều từ miệng

_ Bé bị nôn oẹ dữ dội, khóc không dứt

_ Chỉ tay vào cuốn họng, tự móc họng, kêu đau ngực khi nuốt (với trẻ lớn hơn 3 tuổi)


    2. Cách sơ cứu

       Trẻ dưới 1 tuổi

Nếu bé vẫn nói, ho, hay phát ra tiếng được thì hãy để cho bé ho cho vật lạ bắn ra ngoài.

Nếu bé có dấu hiệu nghẹt thở, ho khan, không phát ra tiếng, không khóc được, thở khò khè, môi và da trở nên tím tái thì bạn cần làm những động tác sau:

_ Ôm bé trong tư thế úp mặt trên lòng bàn tay của bạn. Chú ý tay bạn phải nhớ đỡ đầu và quai hàm của bé.

_Ngồi trên ghế hoặc quỳ gối và để tay trên đùi bạn.

_ Dùng phần cuối của mu bàn tay kia của bạn đập vào giữa hai xương bả vai của bé 5 lần

Nếu sau 5 lần đập mà vật bị hóc vẫn chưa ra.

_ Bạn cần để bé nằm ngửa ra trên đùi bạn.

_ Chú ý đỡ đầu và cổ của bé.

Dùng 2 ngón tay nhấn vào điểm giữa ngực (như hô hấp nhân tạo) 5 lần

Lặp lại 2 tư thế trên cho tới khi bé bắt đầu thở, ho, khóc được; hoặc vật lạ tự rơi ra khỏi miệng bé.

Nếu bé không có phản xạ gì nữa thì bạn nên nhanh chóng gọi người tới giúp, gọi điện cấp cứu và bắt đầu hô hấp nhân tạo. Liên tục kiểm tra xem có thể vật lạ đã rơi ra và nằm trong miệng bé

Chú ý: không nhấn vào bụng bé vì làm vậy có thể làm tổn thương nội tạng của bé


          Trẻ trên 1 tuổi

     _ Ôm trẻ từ phía sau:một tay đặt lên vai trẻ, tay kia ôm ngang bụng trẻ, dùng ngón tay để tìm rốn của trẻ.

    _ Nắm tay lại thành quả đấm đặt trên rốn trẻ, tay ở trên vai nắm lấy tay trên rốn

    _ Để trẻ nằm thõng trong vòng tay bạn, thúc thật mạnh, từ 6 đến 10 lần. Nếu trẻ vẫn chưa thở được, làm lại lần nữa

Dù đã giúp bé lấy dị vật ra ngoài nhưng nếu bé vẫn còn khó chịu, hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra xem phổi, thực quản của bé có bị tổn thương hay không.


Các tin khác: