Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Sơ cứu khi bé bị hóc


Bỗng nhiên bé có biểu hiện khó nuốt, kêu khóc không muốn ăn, nôn ọe liên tục, nước dãi chảy nhiều và dùng tay móc họng thì rất có thể trẻ đã bị hóc. 

>> Máy hút sữa
>> Đồ chơi trẻ em

khóc nhè.jpg

Trẻ em vốn hiếu động nên thường tò mò và thích khám phá thế giới, bé luôn muốn... “sờ” và “nếm thử” bất cứ món gì vô tình hay cố ý “vớ” được. Vì thế, rất nhiều trường hợp các bé hít, nuốt phải dị vật và nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
khóc nhè

    1. Cách nhận biết khi trẻ bị hóc

_ Trẻ đang ăn đột nhiên không chịu nuốt nữa

_ Nước dãi, nhớt chảy nhiều từ miệng

_ Bé bị nôn oẹ dữ dội, khóc không dứt

_ Chỉ tay vào cuốn họng, tự móc họng, kêu đau ngực khi nuốt (với trẻ lớn hơn 3 tuổi)


    2. Cách sơ cứu

       Trẻ dưới 1 tuổi

Nếu bé vẫn nói, ho, hay phát ra tiếng được thì hãy để cho bé ho cho vật lạ bắn ra ngoài.

Nếu bé có dấu hiệu nghẹt thở, ho khan, không phát ra tiếng, không khóc được, thở khò khè, môi và da trở nên tím tái thì bạn cần làm những động tác sau:

_ Ôm bé trong tư thế úp mặt trên lòng bàn tay của bạn. Chú ý tay bạn phải nhớ đỡ đầu và quai hàm của bé.

_Ngồi trên ghế hoặc quỳ gối và để tay trên đùi bạn.

_ Dùng phần cuối của mu bàn tay kia của bạn đập vào giữa hai xương bả vai của bé 5 lần

Nếu sau 5 lần đập mà vật bị hóc vẫn chưa ra.

_ Bạn cần để bé nằm ngửa ra trên đùi bạn.

_ Chú ý đỡ đầu và cổ của bé.

Dùng 2 ngón tay nhấn vào điểm giữa ngực (như hô hấp nhân tạo) 5 lần

Lặp lại 2 tư thế trên cho tới khi bé bắt đầu thở, ho, khóc được; hoặc vật lạ tự rơi ra khỏi miệng bé.

Nếu bé không có phản xạ gì nữa thì bạn nên nhanh chóng gọi người tới giúp, gọi điện cấp cứu và bắt đầu hô hấp nhân tạo. Liên tục kiểm tra xem có thể vật lạ đã rơi ra và nằm trong miệng bé

Chú ý: không nhấn vào bụng bé vì làm vậy có thể làm tổn thương nội tạng của bé


          Trẻ trên 1 tuổi

     _ Ôm trẻ từ phía sau:một tay đặt lên vai trẻ, tay kia ôm ngang bụng trẻ, dùng ngón tay để tìm rốn của trẻ.

    _ Nắm tay lại thành quả đấm đặt trên rốn trẻ, tay ở trên vai nắm lấy tay trên rốn

    _ Để trẻ nằm thõng trong vòng tay bạn, thúc thật mạnh, từ 6 đến 10 lần. Nếu trẻ vẫn chưa thở được, làm lại lần nữa

Dù đã giúp bé lấy dị vật ra ngoài nhưng nếu bé vẫn còn khó chịu, hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra xem phổi, thực quản của bé có bị tổn thương hay không.


Các tin khác:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét